1. Kỹ thuật cầm vợt
Giống như khi hồi bé chúng ta được bố mẹ dạy cầm đũa và sau đó là được thầy cô dạy cách cầm bút. Tất cả đều là những kỹ năng bước đầu để giúp chúng ta sinh hoạt và học tập hiệu quả. Đối với chơi cầu lông cũng vậy. Cầm vợt đúng và chuẩn là một trong những kỹ năng đánh cầu lông cơ bản mà bất cứ ai cũng phải thành thạo.
Hướng dẫn cách chơi cầu lông cơ bản luôn trình bày 2 dạng cầm vợt cơ bản là cầm thuận tay và cầm trái tay. Tùy theo sở thích của mỗi người và tùy theo cách phát cầu hoặc đỡ cầu mà bạn sử dụng linh hoạt hai cách cơ bản này.
Nhưng quan trọng nhất, cho dù chọn cá ch cầm vợt bằng tay nào thì phải đảm bảo rằng: tư thế cầm vợt đúng thì giữa ngón trỏ và ngón cái phải tạo nên được một góc chữ V.
2. Kỹ thuật di chuyển chân
Mặc dù diện tích sân cầu lông cũng không quá lớn và đã được giới hạn thành các vùng, tuy nhiên đối với những người mới chơi thì việc di chuyển không đúng cách sẽ dẫn đến việc dễ đuối sức, hụt hơi và khó khăn cho những pha đánh trả.
Vì thế một trong những cách chơi cầu lông hiệu quả là thành thạo cách di chuyển. Bên cạnh đó cũng sẽ giúp bạn phán đoán nhanh và tiết kiệm sức lực di chuyển khi đỡ cầu. Để di chuyển chân một cách hiệu quả, bạn cần nhớ rằng:
- Luôn ghi nhớ vị trí bắt đầu (vị trí nền)
- Chỉ di chuyển 1 bước sang ngang
- Chỉ di chuyển 2 – 3 bước về phía trước hoặc phía sau
Lưu ý:
Cầu lông là bộ môn thể thao tốt cho sức khỏe, nhưng với những người mắc bệnh xương khớp hay suy giãn tĩnh mạch thì cần lưu ý tập luyện với cường độ vừa phải, không chơi quá sức. Chọn giày phù hợp, không quá chật hay cao gót, để giảm áp lực lên chân. Nếu chân có biểu hiện đau nhức, sưng phù, ngứa ran thì nên ngừng tập luyện ngay.
3. Kỹ thuật giao cầu
Trong hướng dẫn kỹ thuật chơi cầu lông từ cơ bản đến nâng cao thì giao cầu là một trong những kỹ thuật mà bạn cần thành thạo. Chưa nói đến những cú giao cầu hiểm hóc khiến đối phương chỉ biết đứng im thì bạn cần nắm được các luật để có một cú giao cầu hợp lệ.
Có 2 kỹ thuật giao cầu thường gặp trong cầu lông, tùy thuộc vào đường bay và cách tiếp đất của cầu.
Giao cầu cao tay
Vị trí cuối sân của đối phương chính là điểm rơi của những có giao cầu cao tay. Bạn nên thực hiện các cú giao cầu cao tay trong trường hợp đối thủ có khả năng thực hiện các cú đập cầu mạnh.
Một thông tin hữu ích là bạn nên giao cầu vào phần sân trái của đối thủ vì vị trí này thường là điểm yếu của đa số người chơi cầu lông. Sự bất ngờ cũng như khả năng di chuyển hạn chế của đối phương sẽ giúp bạn ghi điểm. Giao cầu thấp tay
Ngược lại với giao cầu cao tay thì phần trên của sân đấu chính là điểm rơi của giao cầu thấp tay. Mục tiêu của cú giao cầu thấp tay là để cầu bay ngay phía trên lưới và đáp vào góc trên của sân. Nếu có sơ sót và đối thủ của bạn là một người nhạy bén, khả năng cao bạn sẽ nhận được một cú đập cầu đáp trả.
Vì thế, cách chơi tốt môn cầu lông là hãy cẩn thận quan sát đối thủ và lựa chọn cách giao cầu có thể đánh vào điểm yếu của đối phương.
4. Kỹ thuật đập cầu
Kỹ thuật đập cầu tay cao là một trong những kỹ thuật “mạnh mẽ” và “quyền lực” nhất của cầu lông. Đây được coi là một trong những kỹ thuật đánh cầu lông nâng cao Kỹ thuật này thể hiện bằng việc đánh sang ở phía trên với điểm đánh cầu cao nhất, đánh cầu chếch xuống sân đối phương. Một cú đập cầu hoàn hảo sẽ khiến đối thủ của bạn không thể phản kháng.
Với những người mới bắt đầu chơi thì không nê n sử dụng kỹ thuật đập cầu quá nhiều. Lí do là độ khó cũng như những nguy cơ chấn thương mà bạn có thể gặp phải, đặc biệt là khi bạn chưa thật sự thuần thục những kỹ năng.
Một cú đập cầu hoàn hảo là sự kết hợp giữa sức mạnh và sự di chuyển nhịp nhàng. Không nên chỉ dùng lực cánh tay mà phải có lực cổ tay mạnh cộng hưởng với lực toàn thân. Chính vì thế mà đập cầu sẽ tiêu hao nhiều sức lực. Cách chơi cầu lông hiệu quả đó chính là nắm vững được ưu nhược điểm của từng kỹ thuật và chọn lối đánh phù hợp với bản thân.
Nguy hiểm hơn, đập cầu quá nhiều có thể dẫn đến giãn cơ tay, gây mỏi tay, những pha đập cầu tiếp theo không có lực, không đạt độ cắm mong muốn mà tay còn chịu thêm áp lực.
5. Kỹ thuật Móc cầu
Nhắc đến kỹ thuật chơi cầu lông nâng cao thì không thể bỏ qua móc cầu. Móc cầu là kỹ thuật đòi hỏi nhiều yếu tố. Đó là sự linh hoạt, thành thục kỹ năng và cộng thêm chút may mắn. Khi thực hiện móc cầu tức là bạn sẽ đưa cầu sát lưới của sân bên mình sang khu vực sát lưới cùng bên của sân đối phương, khiến đối phương không kịp trở tay. Tương tự như đập cầu hay giao cầu, móc cầu cũng được chia thành 2 loại: móc cầu thuận tay và móc cầu trái tay.
Người thực hiện vượt lên sát lưới bên phải. Vợt sẽ được đồng thời đưa lên chếch phía trên đằng trước bên phải cùng với cẳng tay. Khi cẳng tay duỗi trước thì hơi xoay ngoài, cổ tay hơi duỗi sau.
Tay cầm vợt vê xoay chuôi vợt ra ngoài làm cho ngón cái áp sát vào mặt rộng của chuôi vợt, đốt thứ hai của ngón trỏ cũng áp sát vào mặt rộng ở mặt sau của chuôi vợt.
6. Cách chơi cầu lông cơ bản: Đẩy cầu (Đè lưới)
Đẩy cầu là kỹ thuật đánh trả những quả cầu sát lưới của đối phương đánh sang vào hai góc cuối sân sau của đối phương.
Đẩy cầu thuận tay: Người thực hiện đứng ở sát lưới bên phải đưa vợt lên trên phía trước bên phải. Khi khuỷu tay hơi co thu lại, cẳng tay hơi vặn ngoài, cổ tay hơi xoay ra, mặt vợt cũng theo đó mà vung ra sau về phía dưới bên phải, mặt vợt đối diện trực tiếp với cầu đến.
Lúc này ngón út và ngón áp út tay cầm vợt hơi lỏng ra làm cho chuôi vợt hơi tách ra khỏi cơ mắt cá. Ngón cái và ngón trỏ vê xoay chuôi vợt ra ngoài, mặt vợt càng ngửa sau. Khi đẩy cầu, thân người hơi di chuyển ra trước, cẳng tay của tay bên phải vươn ra trước đồng thời hơi vặn trong, cổ tay và ngón tay khống chế góc độ mặt vợt, cổ tay từ duỗi sau chuyển sang duỗi thẳng và lắc cổ tay.
Bài viết trên đây đã được Enlio tham khảo và tổng kết lại từ các giáo trình và sách chuyên khảo dạy chơi cầu lông cơ bản và nâng cao. Bạn cũng có thể tham khảo thêm kỹ thuật chơi cầu lông đôi để nâng cao kỹ năng của mình.